Lẩu hột vịt lộn là một món ăn độc đáo, kết hợp giữa hương vị béo ngậy của trứng vịt lộn với nước lẩu đậm đà, chua cay hấp dẫn. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là lựa chọn tuyệt vời để đổi gió cho những bữa ăn gia đình. Hãy cùng MM Pro khám phá 3 cách nấu lẩu hột vịt lộn thơm ngon ngay tại nhà!
Tham khảo thêm:
- 6 cách nấu lẩu ếch chua cay với lá lốt, măng chua thơm ngon, đậm đà
- Cách nấu lẩu mắm miền Tây thơm ngon, đậm đà chuẩn vị, dễ làm tại nhà
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Lẩu hột vịt lộn
Nguyên liệu nấu lẩu hột vịt lộn
-
10 quả hột vịt lộn
-
500g xương heo
-
2 cây sả
-
2 quả cà chua bổ múi cau
-
100g me chua
-
2 trái ớt đỏ băm nhuyễn
-
3 củ hành tím nướng sơ
-
1 củ hành tây bổ múi cau
-
300g nấm rơm
-
Rau củ: củ cải trắng, ngò gai, ngò om,... (có thể thay đổi tuỳ sở thích)
-
Gia vị nêm: muối, đường, bột ngọt, nước mắm, tiêu, dầu ăn,...
Tham khảo thêm:
- Cách nấu lẩu thập cẩm thơm ngon, chuẩn vị như ở ngoài nhà hàng
- Cách nấu lẩu Thái hải sản chua cay, ngon như ngoài hàng
Món lẩu hột vịt là sự kết hợp giữa hột vịt lộn béo bùi và nước lẩu đậm đà, chua cay kích thích vị giác. (Nguồn: MM Pro)
Cách chọn mua rau ăn kèm lẩu hột vịt lộn tươi ngon
-
Rau muống: Chọn loại rau non, cọng nhỏ, xanh mướt, không bị dập nát. Khi bẻ thử, cọng rau giòn và có nhựa trắng chảy ra là rau tươi.
-
Rau nhút: Lá xanh tươi, cọng chắc, không bị úng nước. Ưu tiên rau nhút có nhiều rễ trắng, giúp tăng độ giòn khi ăn.
-
Bắp chuối bào: Chọn loại bắp chuối non, sợi nhỏ, có màu trắng ngà tự nhiên, không bị thâm hay chảy nước. Nếu mua nguyên bắp, nên chọn bắp chắc, vỏ ngoài còn tươi.
-
Giá đỗ: Giá mập, thân trắng, hạt còn nguyên, không bị mềm nhũn hay có mùi lạ. Hạn chế mua giá đỗ quá dài hoặc có rễ nhiều vì có thể đã để lâu.
Xem khảo ngay các loại rau củ tươi ngon tại MM Pro để đảm bảo nguyên liệu sạch, tươi mới và chất lượng nhất cho bữa ăn của bạn!
Tham khảo thêm:
- Cách làm lẩu bò nhúng dấm nóng hổi, chua ngọt siêu ngon
- Công thức nấu lẩu đuôi bò thơm mềm, đậm đà khó cưỡng
Bí quyết chọn rau củ tươi ngon giúp món lẩu hột vịt thêm hấp dẫn. (Nguồn: MM Pro)
Cách nấu lẩu hột vịt lộn
Bước 1: Hầm nước dùng
-
Rửa sạch xương heo (có thể dùng xương ống hoặc xương đuôi) với nước muối loãng, sau đó chần sơ qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.
-
Cho xương vào nồi, đổ nước ngập xương, đun lửa lớn đến khi sôi. Hớt bọt liên tục để nước dùng trong và không bị đục.
-
Hạ nhỏ lửa, hầm xương trong 1 - 1,5 giờ để lấy vị ngọt tự nhiên. Trong quá trình hầm, có thể thêm hành tím nướng và củ cải trắng để nước dùng thêm đậm đà.
Nước dùng lẩu được hầm từ xương heo giúp nước dùng ngọt tự nhiên. (Nguồn: MM Pro)
Bước 2: Lọc nước me
-
Ngâm me chua vào nước nóng, dầm nhuyễn bằng muỗng để tách phần thịt me.
-
Dùng rây lọc bỏ hạt, lấy phần nước cốt me để tạo vị chua thanh cho nước lẩu.
Me chua tự nhiên giúp cân bằng hương vị, tăng độ hấp dẫn cho nước lẩu hột vịt. (Nguồn: MM Pro)
Bước 3: Xào gia vị
-
Phi thơm hành tím, sả băm, ớt băm với dầu ăn trên lửa nhỏ để dậy mùi.
-
Thêm cà chua bổ múi cau, xào đến khi cà chua mềm và ra màu đỏ đẹp.
Phi thơm sả, hành tím, ớt là bước quan trọng giúp tạo nền hương vị đậm đà của nước lẩu trứng vịt lộn (Nguồn: MM Pro)
Bước 4: Nấu nước lẩu
-
Đổ nước hầm xương vào nồi cùng phần cà chua đã xào.
-
Thêm nước cốt me, hành tây cắt múi cau, nêm nếm với muối, đường, hạt nêm, nước mắm sao cho vừa miệng.
-
Đun sôi nhẹ trong khoảng 10 phút để gia vị hòa quyện vào nước dùng.
Kết hợp nước hầm xương, gia vị chua cay và nước cốt me để tạo ra nước lẩu trứng vịt lộn tròn vị. (Nguồn: MM Pro)
Bước 5: Thêm hột vịt lộn
-
Bóc vỏ hột vịt lộn, nhẹ nhàng thả vào nồi lẩu, tránh làm vỡ trứng.
-
Đun thêm khoảng 5 - 7 phút để trứng chín hoàn toàn, nước lẩu ngấm vào hột vịt lộn giúp tăng hương vị.
Trứng vịt lộn được nấu đúng cách sẽ giúp giữ trọn vị béo bùi, thơm ngon. (Nguồn: MM Pro)
Bước 6: Thưởng thức
-
Dùng lẩu kèm nấm rơm, rau muống, rau nhút, bắp chuối bào, giá đỗ và các loại rau yêu thích.
-
Ăn cùng bún tươi hoặc mì gói, chấm kèm muối tiêu chanh hoặc nước mắm ớt để tăng độ đậm đà.
-
Khi ăn, có thể thêm ớt, sa tế tùy khẩu vị để lẩu cay thơm hấp dẫn hơn.
Thưởng thức lẩu hột vịt lộn trọn vẹn hương vị đậm đà, hấp dẫn. (Nguồn: MM Pro)
Lẩu hột vịt lộn chua cay
Nguyên liệu nấu lẩu hột vịt lộn chua cay
-
10 quả hột vịt lộn
-
300g thịt bò thái lát mỏng
-
500g xương gà
-
2 quả cà chua
-
1 gói gia vị lẩu chua cay
-
100g nấm kim châm
-
Gia vị: muối, đường, nước mắm, bột ngọt
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để món lẩu trứng vịt lộn chua cay thêm hấp dẫn. (Nguồn: MM Pro)
Cách chọn mua thịt bò chất lượng
Khi chọn mua thịt bò, điều quan trọng nhất là phải quan sát:
-
Màu sắc: Thịt bò tươi ngon thường có màu đỏ tươi, không quá sậm cũng không bị tái xanh. Nếu thịt có màu sẫm hoặc xuất hiện đốm lạ, có thể đã bị để lâu hoặc bảo quản không đúng cách.
-
Thớ thịt: thịt bò ngon thường có thớ nhỏ, mịn và không quá to. Nếu thấy thịt có thớ quá to, khi chế biến sẽ dễ bị dai và kém mềm.
-
Độ đàn hồi: Nhấn nhẹ vào thịt, nếu có độ đàn hồi tốt và không để lại vết lõm là thịt còn tươi.
-
Mùi hương: Thịt bò tươi có mùi đặc trưng, không có mùi hôi hoặc tanh lạ.
-
Bề mặt thịt: Thịt bò tươi thường khô ráo, không bị nhớt. Nếu miếng thịt chảy nhiều nước, có độ nhớt khi chạm vào thì không nên mua.
Để đảm bảo chất lượng, bạn nên mua thịt bò từ những cửa hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Hãy tham khảo ngay các sản phẩm thịt bò tươi ngon của MM Pro để có nguyên liệu chất lượng nhất cho bữa ăn của bạn!
Cách chọn thịt bò tươi ngon là bí quyết giúp món lẩu hột vịt lộn chua cay đậm đà hương vị. (nguồn: MM Pro)
Cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay
Bước 1: Hầm nước dùng
-
Xương gà sau khi mua về nên được rửa sạch với nước muối loãng, sau đó chần sơ với nước sôi để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi.
-
Cho xương vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi trên lửa lớn rồi hạ nhỏ lửa, hớt bọt thường xuyên để nước dùng trong và thanh hơn.
-
Hầm trong khoảng 1 - 1,5 giờ để xương tiết ra vị ngọt. Bạn có thể cho thêm hành tím nướng, củ cải trắng vào để nước dùng thêm đậm đà.
Điểm độc đáo của món lẩu là nước lẩu đậm đà, thịt bò mềm tan kết hợp hột vịt lộn béo ngậy. (Nguồn: MM Pro)
Bước 2: Xào gia vị
-
Sau khi đã chuẩn bị xong phần gia vị, bạn tiến hành đổ phần nước hầm xương gà vào nồi, khuấy đều để tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
-
Nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, có thể thêm muối, đường, nước mắm, hạt nêm tùy theo khẩu vị.
-
Đun sôi nhẹ trong khoảng 10 phút để gia vị thấm vào nước dùng, tạo nên hương vị hấp dẫn, cay cay, chua chua đặc trưng của món lẩu hột vịt lộn.
Bước 3: Nấu lẩu
-
Sau khi đã chuẩn bị xong phần gia vị, bạn tiến hành đổ phần nước hầm xương gà vào nồi, khuấy đều để tất cả nguyên liệu hòa quyện vào nhau.
-
Bạn cần nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng, có thể thêm muối, đường, nước mắm, hạt nêm tùy theo khẩu vị.
-
Đun sôi nhẹ trong khoảng 10 phút để gia vị thấm vào nước dùng, tạo nên hương vị hấp dẫn, cay cay, chua chua đặc trưng của món lẩu hột vịt lộn.
Vị chua cay đặc trưng, kết hợp thịt bò mềm ngọt và hột vịt lộn béo bùi món lẩu tuyệt vời cho cả gia đình. (Nguồn: MM Pro)
Bước 4: Thêm nguyên liệu
-
Khi nước lẩu đã đạt được hương vị như mong muốn, bạn tiến hành cho hột vịt lộn vào nồi. Hột vịt lộn sau khi bóc vỏ nên được nhẹ nhàng thả vào để tránh bị vỡ.
-
Cho vào nồi các nguyê liệu: thịt bò thái lát mỏng, các loại rau xanh như rau muống, rau nhút, bắp chuối bào và nấm.
-
Đun thêm khoảng 5 - 7 phút, đến khi các nguyên liệu chín đều là có thể thưởng thức.
Các nguyên liệu hột vịt lộn, thịt bò, rau tươi kết hợp đúng cách giúp món lẩu chua cay trở nên đặc biệt hơn. (Nguồn: MM Pro)
Bước 5: Thưởng thức
Khi tất cả nguyên liệu đã chín, món lẩu đã sẵn sàng để thưởng thức. Bạn có thể ăn kèm với mì, bún, miến và chấm thêm muối tiêu chanh hoặc nước mắm ớt để tăng độ đậm đà. Nếu thích vị cay hơn, có thể thêm một chút sa tế hoặc ớt tươi để làm tăng hương vị hấp dẫn.
Lẩu hột vịt lộn chua cay ăn kèm rau tươi, chấm cùng muối tiêu chanh để cảm nhận vị ngon khó cưỡng. (Nguồn: MM Pro)
Lẩu Thái hột vịt lộn
Nguyên liệu nấu lẩu Thái hột vịt lộn
-
10 quả hột vịt lộn
-
300g tôm tươi
-
200g mực/bạch tuộc
-
500g xương gà
-
1 gói gia vị lẩu Thái
-
2 cây sả
-
2 quả cà chua
-
100g nấm rơm
-
Rau ăn kèm: Bông súng, rau cải thảo,...
-
Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt
Nguyên liệu nấu lẩu Thái hột vịt lộn. (Nguồn: MM Pro)
Cách chọn mua tôm, hải sản tươi ngon
-
Tôm: Nên chọn những con còn sống, vỏ tôm không bị đục hay có dấu hiệu mềm nhũn. Đầu tôm phải dính chặt vào thân, nếu đầu dễ rời hoặc có mùi hôi thì đó là tôm đã bị ươn.
-
Mực: Phần thịt có màu trắng sáng, săn chắc, không bị nhũn hay chuyển sang màu ngả vàng. Mắt mực trong suốt, không bị đục hay có màu đỏ lạ.
-
Ốc, nghêu, sò: Bạn nên chọn những con có vỏ còn khép chặt và không có mùi lạ.
Nếu bạn đang tìm nơi cung cấp hải sản chất lượng, hãy tham khảo ngay các sản phẩm tôm, hải sản tươi ngon tại MM Pro để đảm bảo bữa ăn ngon miệng và an toàn!
Tôm tươi sống với màu sắc tự nhiên, vỏ chắc khỏe, hấp dẫn. (Nguồn: MM Pro)
Cách nấu lẩu Thái hột vịt lộn
Bước 1: Hầm nước dùng
Cho xương gà vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa. Trong quá trình hầm, bạn cần vớt bọt thường xuyên để nước dùng trong hơn. Hầm xương trong khoảng 1 - 1,5 giờ để tiết ra hết chất ngọt. Nếu muốn nước lẩu Thái trứng vịt lộn có vị đậm đà hơn, bạn có thể cho thêm hành tím nướng, gừng đập dập.
Nước dùng từ xương hầm giúp nước lẩu thanh ngọt, hấp dẫn (Nguồn: MM Pro)
Bước 2: Xào gia vị
Đun nóng một ít dầu ăn, cho sả cây đập dập, hành tím băm vào phi thơm. Tiếp theo, cho cà chua bổ múi cau vào xào đến khi mềm, tạo màu đẹp cho nước lẩu. Để có vị chua cay đặc trưng, bạn thêm gói gia vị lẩu Thái vào chảo, đảo đều để gia vị thấm vào nguyên liệu. Nếu muốn có vị chua tự nhiên hơn, bạn có thể thay thế bằng nước cốt me hoặc vài lát khóm (dứa).
Xào gia vị đúng cách giúp món ăn bùng vị chua cay ngon miệng. (Nguồn: MM Pro)
Bước 3: Nấu nước lẩu
Sau khi đã xào xong phần gia vị, bạn đổ nước hầm xương vào nồi, khuấy đều để tất cả hòa quyện với nhau. Tiếp theo, bạn cần nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể thêm muối, nước mắm, đường, hạt nêm tùy theo khẩu vị. Lúc này, nước lẩu đã có màu đỏ đẹp mắt và hương thơm hấp dẫn của sả, cà chua, gia vị lẩu Thái. Đun thêm khoảng 10 phút để nước dùng thấm gia vị, giúp món lẩu ngon hơn.
Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có ngay nồi nước dùng lẩu Thái hột vịt lộn chuẩn vị nhà hàng. (Nguồn: MM Pro)
Bước 4: Thêm nguyên liệu
Khi nước lẩu đã đạt độ đậm đà, bạn tiến hành cho hột vịt lộn vào nồi. Hột vịt lộn sau khi bóc vỏ nên được nhẹ nhàng thả vào để tránh bị vỡ. Tiếp theo, cho tôm, mực đã sơ chế sạch vào nồi. Đun thêm vài phút cho hải sản chín, sau đó cho rau muống, rau nhút, bắp chuối bào, nấm kim châm hoặc nấm rơm vào để tăng độ tươi ngon.
Lẩu Thái trứng vịt lộn ngon đúng điệu, kết hợp hoàn hảo giữa hột vịt lộn, hải sản và rau xanh tươi. Nguồn: MM Pro)
Bước 5: Thưởng thức
Khi các nguyên liệu đã chín, món lẩu đã sẵn sàng để thưởng thức. Bạn có thể ăn kèm với bún tươi hoặc mì gói, chấm hải sản với muối tiêu chanh hoặc nước mắm ớt để tăng thêm hương vị. Nếu thích vị cay nồng hơn, có thể thêm một ít ớt tươi hoặc sa tế vào nước lẩu.
Thưởng thức ngay nồi lẩu Thái hột vịt lộn nóng hổi, chua cay không thể chối từ. (Nguồn: MM Pro)
Với 3 cách nấu lẩu hột vịt lộn trên, bạn có thể dễ dàng biến tấu để phù hợp với khẩu vị gia đình. Dù là lẩu chua cay hấp dẫn, lẩu Thái đậm vị hay lẩu thanh ngọt từ xương hầm, mỗi công thức đều mang đến một trải nghiệm ẩm thực thú vị. Hãy xem thêm các công thức nấu ăn của MM Pro và cùng gia đình tận hưởng những bữa ăn tròn vị nhé!