Sign in

Horeca là gì? Phân khúc khách hàng và tiềm năng phát triển ở Việt Nam

Horeca là gì? Phân khúc khách hàng và tiềm năng phát triển ở Việt Nam

Horeca (Hotel - Restaurant - Café/Catering) là kênh kinh doanh quan trọng trong ngành dịch vụ F&B. Để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần hiểu rõ các phân khúc khách hàng theo mô hình hoạt động, thói quen tiêu dùng cũng như quy mô kinh doanh cụ thể. Cùng MM Pro tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây, qua đó giúp bạn tối ưu chiến lược tiếp thị và phân phối sản phẩm hiệu quả.

Xem thêm:

Horeca là gì?

Horeca là thuật ngữ viết tắt của Hotel (Khách sạn) - Restaurant (Nhà hàng) - Catering/Café (Dịch vụ ăn uống/quán cà phê), dùng để chỉ kênh kinh doanh chuyên cung cấp thực phẩm, đồ uống và dịch vụ lưu trú trong ngành F&B (Food & Beverage). Khách hàng của Horeca bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. 

Kênh này là một phần thiết yếu của ngành ẩm thực, đồng thời có tác động trực tiếp đến sự phát triển của du lịch và khách sạn nói chung. Horeca đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất thực phẩm, đồ uống với khách hàng thông qua các mô hình khách sạn, nhà hàng, quán cà phê và dịch vụ ăn uống.

Ví dụ, một nhà hàng cao cấp trong khách sạn 5 sao có thể nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp thực phẩm uy tín để xây dựng thực đơn hàng ngày. Tương tự, quán cà phê trong một khách sạn có thể hợp tác với các thương hiệu cà phê nổi tiếng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Xem thêm:

Horeca là kênh kinh doanh chuyên cung cấp sản phẩm cho ngành F&B

Horeca là kênh kinh doanh chuyên cung cấp sản phẩm cho ngành F&B (Nguồn: MM Pro)

Những tổ hợp Horeca phổ biến

Horeca không chỉ giới hạn trong các khách sạn, nhà hàng hay quán cà phê riêng lẻ, mà còn có nhiều tổ hợp khác nhau, được xây dựng nhằm tối ưu hóa dịch vụ và mở rộng quy mô kinh doanh. Hai mô hình phổ biến nhất hiện nay là:

Hotel + Restaurant + Catering

Mô hình này kết hợp giữa khách sạn, nhà hàng và dịch vụ cung cấp suất ăn (catering). Đây là hình thức được nhiều khách sạn quy mô lớn lựa chọn, nhằm mục đích tối ưu hóa nguồn doanh thu từ khách lưu trú và khách bên ngoài.

  • Hotel (Khách sạn): Cung cấp dịch vụ lưu trú từ bình dân đến cao cấp, phục vụ khách du lịch và công tác.

  • Restaurant (Nhà hàng): Nhà hàng bên trong khách sạn thường phục vụ bữa sáng, trưa và tối, với thực đơn đa dạng từ buffet đến fine dining.

  • Catering (Dịch vụ ăn uống theo yêu cầu): Dịch vụ cung cấp suất ăn cho sự kiện, hội nghị, tiệc cưới hoặc khách hàng doanh nghiệp bên ngoài khách sạn.

Ví dụ: Các khách sạn 5 sao như InterContinental, JW Marriott đều có nhà hàng riêng và dịch vụ catering cao cấp.

Xem thêm:

Hotel + Restaurant + Catering là mô hình Heroca quen thuộc

Hotel + Restaurant + Catering là mô hình Heroca quen thuộc (Nguồn: MM Pro)

Hotel + Restaurant + Café

Mô hình này kết hợp khách sạn, nhà hàng và quán cà phê, tạo thành một hệ sinh thái dịch vụ tiện lợi. Đây là tổ hợp Horeca được áp dụng phổ biến ở các khách sạn có quy mô trung bình hoặc boutique hotel, nơi khách hàng có thể vừa nghỉ ngơi, ăn uống, vừa tận hưởng không gian cà phê thư giãn.

  • Hotel (Khách sạn): Đáp ứng nhu cầu lưu trú, thường có phong cách thiết kế riêng biệt để tạo điểm nhấn thu hút du khách.

  • Restaurant (Nhà hàng): Phục vụ các bữa ăn chính với thực đơn phong phú, có thể bao gồm ẩm thực địa phương hoặc quốc tế.

  • Café (Quán cà phê): Kết hợp không gian cà phê trong khuôn viên khách sạn, mang đến địa điểm thư giãn cực chill cho khách lưu trú và khách bên ngoài.

Ví dụ: Các khách sạn boutique như The Myst Đồng Khởi hay Fusion Suites thường lồng ghép mô hình nhà hàng và quán cà phê với thiết kế ấn tượng, thu hút cả du khách lẫn khách địa phương.

Có thể thấy, các tổ hợp Horeca mang lại rất nhiều lợi ích, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng. Điều này góp phần tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và ẩm thực.

Hotel + Restaurant + Café là tổ hợp Horeca tiện lợi

Hotel + Restaurant + Café là tổ hợp Horeca tiện lợi (Nguồn: MM Pro)

Phân khúc khách hàng kênh Horeca

Trong ngành Horeca (Hotel – Restaurant – Café/Catering), khách hàng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa vào đây, doanh nghiệp có thể tối ưu chiến lược tiếp cận, cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận thu về:

Theo kênh Horeca hiện đại và kênh Horeca truyền thống

Kênh Horeca hiện đại

Khách hàng của kênh Horeca hiện đại bao gồm các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê hoạt động theo hệ thống chuỗi hoặc tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ quản lý chuyên nghiệp và có quy trình vận hành rõ ràng. Nhóm này có các đặc điểm sau:

  • Có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Ưa chuộng sản phẩm có thương hiệu, đạt chứng nhận tiêu chuẩn an toàn.

  • Mua hàng theo hợp đồng dài hạn, số lượng lớn.

  • Ứng dụng công nghệ vào vận hành như phần mềm quản lý nhà hàng, khách sạn.

Ví dụ:

  • Khách sạn: Vinpearl, Marriott, Lotte Hotel.

  • Nhà hàng: Golden Gate (Gogi House, Kichi Kichi), Redsun (King BBQ, ThaiExpress).

  • Quán cà phê: Starbucks, Highlands Coffee, The Coffee House.

Kênh Horeca truyền thống

Khách hàng kênh Horeca truyền thống bao gồm các quán ăn, nhà hàng nhỏ lẻ, khách sạn mini hoặc quán cà phê cá nhân không thuộc hệ thống chuỗi, chủ yếu hoạt động theo mô hình gia đình. Đặc điểm nhận diện như sau:

  • Quan tâm nhiều đến giá cả, ưu tiên sản phẩm có giá thành hợp lý.

  • Ít sử dụng công nghệ trong vận hành, đặt hàng linh hoạt.

  • Mua hàng theo nhu cầu thực tế, không có hợp đồng dài hạn.

  • Quy mô nhỏ, cần nguồn hàng ổn định và có thể thay đổi nhà cung cấp dễ dàng.

Ví dụ:

  • Khách sạn: Nhà nghỉ tư nhân, homestay, khách sạn 2-3 sao.

  • Nhà hàng: Quán ăn gia đình, quán cơm văn phòng, quán nhậu.

  • Quán cà phê: Cà phê cóc, cà phê sân vườn, quán trà sữa cá nhân.

Phân khúc khách hàng theo kênh Horeca hiện đại và kênh Horeca truyền thống.

Phân khúc khách hàng theo kênh Horeca hiện đại và kênh Horeca truyền thống. (Nguồn: MM Pro)

Theo International Account (Expats) và Local Account

International Account (Khách hàng nước ngoài – Expats)

Đối với International Account, nhóm khách hàng chủ yếu là các khách hàng quốc tế, bao gồm các chủ đầu tư hoặc nhân sự quản lý các cơ sở kinh doanh Horeca, người nước ngoài hoặc người có khả năng giao tiếp quốc tế, có đặc điểm như sau:

  • Ưa chuộng dịch vụ cao cấp, tiêu chuẩn quốc tế.

  • Quan tâm đến chất lượng thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu sạch.

  • Thích các không gian sang trọng, yên tĩnh hoặc đậm phong cách châu Âu.

  • Có khả năng chi tiêu cao, sẵn sàng trả giá cao cho trải nghiệm tốt.

Ví dụ:

  • Nhà hàng fine dining: El Gaucho, The Refinery, Pizza 4P’s.

  • Quán cà phê phong cách châu Âu: Maison Marou, Runam Bistro.

  • Khách sạn 5 sao: Park Hyatt, Sofitel Legend Metropole.

Local Account (Khách hàng nội địa)

Đây là nhóm nhân sự chuyên về thị trường trong nước sẽ nắm bắt được các yếu tố văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, giúp doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn với những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thị hiếu địa phương. Đặc điểm nhận biết như sau:

  • Quan tâm đến giá cả hợp lý, ưu đãi và khuyến mãi.

  • Thích không gian thoải mái, phù hợp với sở thích và thói quen tiêu dùng của người Việt.

  • Trung thành với thương hiệu quen thuộc nhưng dễ bị thu hút tạm thời bởi xu hướng mới.

  • Có sự phân hóa về mức chi tiêu, từ khách hàng bình dân đến cao cấp.

Ví dụ:

  • Nhà hàng lẩu nướng: Gogi House, Kichi-Kichi.

  • Quán cà phê: Trung Nguyên Legend, Cộng Cà Phê.

  • Quán ăn truyền thống: Phở 24, Bún Chả Hương Liên.

Phân khúc khách hàng Horeca theo International Account (Expats) và Local Account.

Phân khúc khách hàng Horeca theo International Account (Expats) và Local Account. (Nguồn: MM Pro)

Theo Key Account và Account

Key Account (Khách hàng lớn, doanh nghiệp quan trọng)

Key Account là những doanh nghiệp lớn, có sức ảnh hưởng cao, thường là các hệ thống chuỗi nhà hàng, khách sạn cao cấp hoặc các thương hiệu nhượng quyền. Đặc điểm của khách hàng Key Account như sau:

  • Đặt hàng số lượng lớn, có hợp đồng dài hạn.

  • Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi.

  • Có yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn thực phẩm, nguyên liệu.

  • Quy trình thanh toán và hợp tác rõ ràng, chuyên nghiệp.

Ví dụ:

  • Chuỗi khách sạn: InterContinental, Novotel.

  • Chuỗi nhà hàng: Redsun, Golden Gate.

  • Chuỗi cà phê: Starbucks, Phúc Long.

Account (Khách hàng nhỏ, lẻ)

Nhóm khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường là quán ăn, nhà hàng độc lập, khách sạn nhỏ không thuộc chuỗi. Đặc điểm của khách hàng Account như sau:

  • Đặt hàng linh hoạt, không theo hợp đồng cố định.

  • Quan tâm đến giá cả, ưu tiên các chương trình chiết khấu.

  • Quy mô nhỏ, mua hàng theo nhu cầu thực tế.Dễ dàng thay đổi nhà cung cấp nếu có giá tốt hơn.

Ví dụ:

  • Quán cơm bình dân, quán nhậu, quán ăn vỉa hè.

  • Tiệm trà sữa nhỏ, quán cà phê cá nhân.

  • Nhà nghỉ, homestay, khách sạn mini.

Phân khúc khách hàng Horeca theo Key Account và Account.

Phân khúc khách hàng Horeca theo Key Account và Account. (Nguồn: MM Pro)

Theo Nightlife và Day-time

Nightlife (Khách hàng hoạt động ban đêm)

Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động vào buổi tối, đặc biệt là những cơ sở kinh doanh liên quan đến đồ uống có cồn, như quán bar, pub, lounge, club, có thể nhận biết qua các đặc điểm như:

  • Chi tiêu cao, thích các sản phẩm cao cấp như cocktail, rượu vang, bia nhập khẩu.

  • Ưa chuộng không gian sôi động, âm nhạc mạnh.

  • Thường xuyên tổ chức tiệc tùng, sự kiện.

Ví dụ:

  • Chill Skybar, The Rooftop Hanoi.

  • 1900 Club, Envy Club.

Day-time (Khách hàng hoạt động ban ngày)

Nhóm khách hàng này là các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong khung giờ ban ngày, bao gồm các quán cà phê, nhà hàng ăn sáng, tiệm bánh, có các đặc điểm sau:

  • Ưa chuộng không gian yên tĩnh, phù hợp làm việc hoặc gặp gỡ bạn bè.

  • Quan tâm đến chất lượng cà phê, bánh ngọt.

  • Có xu hướng sử dụng các ứng dụng đặt hàng trực tuyến.

Ví dụ:

  • Starbucks, Highlands Coffee, The Coffee House.

  • Tous Les Jours, Paris Baguette.

Phân khúc khách hàng Horeca theo Nightlife và Day-time.

Phân khúc khách hàng Horeca theo Nightlife và Day-time. (Nguồn: MM Pro)

Phân khúc khách hàng trong kênh Horeca rất đa dạng. Hiểu rõ từng nhóm khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp, tối ưu hóa doanh thu và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Tiềm năng phát triển Horeca ở Việt Nam

Ngành Horeca tại Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào các yếu tố sau:

  • Tăng trưởng ngành du lịch: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với lượng khách du lịch ngày càng tăng.

  • Xu hướng tiêu dùng ăn uống bên ngoài: Người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ ăn uống thay vì tự nấu tại nhà.

  • Sự phát triển của các chuỗi F&B: Ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế gia nhập thị trường, kéo theo sự phát triển của ngành Horeca.

  • Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh: Các nền tảng đặt bàn, giao hàng, thanh toán online giúp ngành này tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Tiềm năng phát triển ác kênh Horeca ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ

Tiềm năng phát triển ác kênh Horeca ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ (Nguồn: MM Pro)

Kênh bán hàng Horeca

Để tiếp cận thị trường Horeca, doanh nghiệp có thể áp dụng các kênh bán hàng sau:

  • Bán hàng trực tiếp: Đội ngũ kinh doanh tiếp cận khách sạn, nhà hàng để ký hợp đồng cung ứng.

  • Phân phối qua đại lý: Hợp tác với nhà phân phối thực phẩm, nguyên liệu để tiếp cận khách hàng.

  • Bán hàng online qua nền tảng B2B: Sử dụng thương mại điện tử giúp giao dịch nhanh chóng hơn.

Lựa chọn kênh bán hàng Horeca phù hợp

Lựa chọn kênh bán hàng Horeca phù hợp (Nguồn: MM Pro)

Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về kênh Horeca trong lĩnh vực F&B. Hiện nay, MM Pro là đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm, nguyên liệu và thiết bị cho kênh Horeca, cam kết mang đến sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Liên hệ ngay với MM Pro để nhận tư vấn và báo giá chi tiết!

Đăng ngày: 21-03-2025 / 32 Lượt xem